Cung Phúc (Trương Bảo Cao) và Trịnh Niên đi theo thương đoàn Tiết Bình. Tiết Bình đổi tên Cung Phúc thành Trương Bảo Cao Trương_Bảo_Cao

Vào thế kỷ thứ 9, hàng ngàn đối tượng người Tân La sống ở nhà Đường chủ yếu tập trung vào các hoạt động buôn bán ở các tỉnh ven biển Sơn Đông và Giang Tô, nơi họ thành lập cộng đồng người Tân La của riêng họ thường do các quan chức Tân La lãnh đạo.

Ở cùng thương đoàn của Tiết Bình, Cung Phúc và Trịnh Niên được Lưu Tử Thành bồi dưỡng kiến thức binh pháp. Hai người còn được học chữ Hán, học thiên văn, học cách buôn bán. Trịnh Niên dần quen với Bạch Hạ Trinh (nữ hộ vệ cho tiểu thơ Thái Trân), tiểu thơ Thái Trân thì dần có cảm tình với Cung Phúc.

Khi Jami phu nhân dẫn thương đoàn bà ta đến Dương Châu nhà Đường thì tiểu thơ Jung Hwa, cha con Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn cũng đi theo đến đây. Yeom Mun của thương đoàn Lý Đạo Hình thường xuyên tiếp xúc với Jung Hwa nên cũng dần có tình cảm hơn với cô. Lúc này Jami phu nhân đã rời Dương Châu về nước Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương). Tiểu thơ Jung Hwa định mở cửa tiệm riêng ở Dương Châu buôn bán và được Yeom Mun tận tình chỉ dạy và giúp đỡ. Tuy nhiên một lần thương thuyền của tiểu thơ Jung Hwa đi rời bến tàu Dương Châu thì bị quan quân nhà Đường bắt. Bọn họ nói rằng thương đoàn của tiểu thơ Jung Hwa có chứa đồ cống phẩm và lục xét thấy rõ các đồ cống phẩm trên các thương thuyền. Đây là tội tử hình theo luật lệ nhà Đường, muốn chuộc người phải có 500 lạng bạc. Cung Phúc tìm Triệu Tương Kiến cho mình làm võ sĩ giác đấu vào ban đêm để kiếm tiền chuộc Jung Hwa ra.

Tiểu thơ Thái Trân biết Cung Phúc làm võ sĩ giác đấu thì tức giận, bởi giác đấu sẽ chết, không còn phục vụ thương đoàn được nữa. Trịnh Niên mới kể cho Thái Trân nghe chuyện tình cảm giữa Cung Phúc với tiểu thơ Jung Hwa. Thái Trân mới thông cảm cho Cung Phúc.

Yeom Mun cũng đem tiền 500 lạng bạc hối lộ một viên quan nhà Đường ở Dương Châu để chuộc Jung Hwa ra. Cuối cùng Jung Hwa được thả ra. Lý Thuận Trấn và Lý Mặc Bá (đang theo thương đoàn của Jami phu nhân và Jung Hwa) tình cờ phát hiện Cung Phúc đang giác đấu để kiếm tiền chuộc Jung Hwa thì họ kể cho Jung Hwa nghe. Jung Hwa cảm động tình cảm của Cung Phúc mà không biết có thêm sự trợ giúp từ Yeom Mun.

Năm 814 ở nước Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) có phản loạn nổi dậy ở Võ Trân Châu (Muju), phu nhân Jami phải chạy loạn trở lại Dương Châu nhà Đường và ở cùng với thương đoàn của Lý Đạo Hình. Vì tiểu thơ Jung Hwa thuộc thương đoàn Jami phu nhân và Yeom Mun thuộc thương đoàn Lý Đạo Hình nên hai người trở nên thân thiết với nhau hơn.

Một lần Kim Xương Kiếm (anh của tiểu thơ Jung Hwa) không muốn em gái mình có dính dáng với Cung Phúc nữa nên đã phải thích khách đi giết Cung Phúc. Cung Phúc bị trúng phi tiêu có độc nhưng may có Yeom Mun đến cứu kịp lúc. Yeom Mun đi tìm một danh y nhà Đường chuyên chữa độc cứu chữa Cung Phúc. Yeom Mun còn gọi tiểu thơ Jung Hwa đến ngày ngày đút thuốc cho Cung Phúc. Sau đó Cung Phúc tỉnh lại, Yeom Mun và Jung Hwa đều lánh đi không cho Cung Phúc biết chuyện. Cung Phúc quay lại thương đoàn Tiết Bình.

Cung Phúc và Trịnh Niên được Tiết Bình cho đi hộ vệ thương đoàn đi nhiều nơi. Một lần thương đoàn Tiết Bình cần mua vải ở Liễu Châu để phân phối lại cho các tiệm ở Dương Châu, Tiết Bình cùng con gái Thái Trân và Cung Phúc, Trịnh Niên đi Liễu Châu. Yeom Mun cũng dẫn thương đoàn của Lý Đạo Hình đến Liễu Châu mua gần hết tất cả vải vóc tại đó nhằm khiến Tiết Bình phải mua số vải của Yeom Mun với giá rất cao.

Lúc này Tống Đạt thuộc thương đoàn của Yeom Mun ra chợ gây chuyện bị Cung Phúc và Trịnh Niên tấn công. Quan quân nhà Đường đến thì Tống Đạt nói tiếng Hán khiến Cung Phúc và Trịnh Niên bị giam lại. Ở trong ngục, Cung Phúc và Trịnh Niên tình cờ gặp mặt thầy lang chữa trị cho Tiết độ sứ Liễu Châu. Ông này tiết lộ tin Tiết độ sứ Liễu Châu bệnh nặng sắp qua đời rồi.

Tiểu thơ Thái Trân đem tiền chuộc Cung Phúc và Trịnh Niên khỏi ngục và hai người họ bị Tiết Bình giáng xuống làm Mã phu của thương đoàn. Cung Phúc tiết lộ cho Tiết Bình biết bệnh tình của Tiết độ sứ Liễu Châu. Tiết Bình nghe theo và chờ đợi. Quả nhiên mấy ngày sau toàn bộ Liễu Châu rũ cờ tang, quan lại không còn mua vải vóc dùng nữa vì có tang nên giá vải giảm mạnh. Tiết Bình liền bỏ tiền mua hết số vải giá rẻ đó rồi dẫn thương đoàn về Dương Châu. Yeom Mun biết tin này thì tức giận vì thương đoàn của mình lỗ vốn quá nặng, rồi Yeom Mun cũng phải về Dương Châu.

Một hôm Cung Phúc và Trịnh Niên bắt Tống Đạt đem đến cho Thôi Võ Xương trả thù. Tống Đạt bị đánh đập thì khai ra rằng Lý Đạo Hình và cả Yeom Mun ngày xưa từng là hải tặc, và chính họ đánh vào Thanh Hải vào 11 năm trước. Cung Phúc thất vọng về Yeom Mun và hẹn gặp Yeom Mun tại một quán rượu. Tại đây Cung Phúc tuyệt giao quan hệ bạn bè với Yeom Mun và tuyên bố rằng từ đây về sau Cung Phúc chỉ coi Yeom Mun là kẻ thù giết cha của y thôi.

Sau đó thuyền chở gạo đi Trường An của thương đoàn Tiết Bình đi kênh Đại Vận Hà trúng đá ngầm chìm thuyền. Tiết độ sứ tỉnh Giang Tô dự định đổi chức Đại hành đô thương đoàn Tân La của Tiết Bình cho thương gia Tân La khác nên tổ chức cuộc thi: nếu thương đoàn nào chở gạo đến Trường An trước thì chủ thương đoàn đó trở thành đại hành đô. Jami phu nhân, Jung Hwa và Yeom Mun đại diện thương đoàn Lý Đạo Hình nhận lệnh vận chuyển 500 bao gạo, còn Cung Phúc và Thái Trân đại diện thương đoàn Tiết Bình vận chuyển 500 bao gạo còn lại.

Cũng thời gian này thuyền rượu của thương đoàn Triệu Tương Kiến đi Đại Vận Hà bị Lý Sư Đạo cướp và giết sạch. Thôi Võ Xương biết chuyện thì báo cho Cung Phúc và Trịnh Niên của thương đoàn Tiết Bình biết. Triệu Tương Kiến đem tin này đến báo cho Lý Đạo Hình biết nhằm đòi tiền báo tin. Tuy nhiên Jami phu nhân trả rất ít tiền cho Triệu Tương Kiến về tin tức này.

Sau đó Yeom Mun dẫn thương đoàn của Lý Đạo Hình đi đường bộ vận chuyển 500 bao gạo đến Trường An. Còn Cung Phúc cho người chế tạo thuyền có buồm hình tam giác như người Ba Tư để đi ngược gió tây bắc từ cảng Dương Châu ra biển, rồi vòng lên sông Hoàng Hà mà đến Trường An.

Bấy giờ cuộc khởi nghĩa ở Võ Trân Châu (Muju) thuộc Tân La đã bị quân Tân La dập tắc. Kim Xương Kiếm và Giáo vệ Neung Chang từ nước Tân La đến Dương Châu nhà Đường báo cho Jami phu nhân biết. Lúc này Cung Phúc, Trịnh Niên, Bạch Hạ Trinh và tiểu thơ Thái Trân mới dẫn thương đoàn Tiết Bình đi thuyền hình tam giác xuất phát từ cảng Dương Châu để đến Trường An. Theo dự định của Cung Phúc, dù đi sau Yeom Mun 4 ngày nhưng họ sẽ đến Trường An sớm hơn Yeom Mun tận 5 ngày.

Tuy nhiên trên đường đi trên biển, tiểu thơ Thái Trân bị say sóng và ngã bệnh. Cung Phúc, Trịnh Niên, Bạch Hạ Trịnh phải cho thuyền tạm dừng lại nghỉ ở một ngôi làng trên đường đi. Và kết quả họ đến sau Yeom Mun. Thương đoàn Lý Đạo Hình trở thành Đại hành đô các thương đoàn Tân La ở Dương Châu. Lý Đạo Hình dần thâu tóm các cửa tiệm của Tiết Bình.

Cung Phúc bị Lưu Tử Thành và các hành thủ thương đoàn Tiết Bình đổ lỗi trễ nãi công việc để gây hoạ nhưng tiểu thơ Thái Trân kể rõ cho họ nghe rằng vì cô bị bệnh nên mới trễ nãi hành trình. Tiết Bình biết Cung Phúc có lòng tốt với con gái mình nên ông không trách phạt Cung Phúc, đồng thời nhân dịp này phong Cung Phúc từ Mã phu lên làm Đại quan của thương đoàn.

Tiết Bình đổi tên Cung Phúc thành Trương Bảo Cao (tiếng Hàn gọi là Jang Bogo, với ý nghĩa "Trương" là phô trương gia tài ra, "Bảo" là bảo tồn, "Cao" là cao cả), nhằm để Trương Bảo Cao thành con người mới, không còn là thân phận nô lệ như xưa nữa. Từ đây Cung Phúc được gọi là Trương Bảo Cao hay Trương đại quan của thương đoàn Tiết Bình.

Lúc này thương đoàn của Triệu Tương Kiến đi Thổ Phiên bán rượu thì bị sơn tặc ở đó giết sạch. Trương Bảo Cao nghe tin thì muốn giúp đỡ Triệu Tương Kiến đi giao dịch với Thổ Phiên. Trương Bảo Cao chủ trương dẫn thương đoàn của Tiết Bình và Triệu Tương Kiến đem vải vóc sang Thổ Phiên mua lại chu sa để đem bán ở Dương Châu, từ đó để vực dậy thương đoàn của Tiết Bình. Giám quan Jang Seong-pil của thương đoàn Tiết Bình tiết lộ cho Giáo vệ Neung Chang của Jami phu nhân biết. Jami phu nhân bàn với Lý Đạo Hình cho Yeom Mun cản trở Trương Bảo Cao mua chu sa. Yeom Mun sai Jang Seong-pil bỏ đầu mũi tên vào thương đoàn Trương Bảo Cao và sai người đem tiền mua chuộc quan nhà Đường cai trị Thổ Phiên phải bắt thương đoàn sắp đến đây.

Đoàn người Trương Bảo Cao bị bọn quan nhà Đường bắt giữ vì có đầu mũi tên trong thương đoàn. Trương Bảo Cao trốn ra thì bị quân Đường bắn tên trúng một bên vai, ngất xỉu ở vùng Thổ Phiên. Đoàn thương buôn của Trương Bảo Cao bị quan quân nhà Đường đem đến cho Yeom Mun và bị Yeom Mun giết sạch. Bức tranh sơn thuỷ nổi tiếng rơi vào tay thương đoàn Lý Đạo Hình. Yeom Mun sai người mua chu sa từ Thổ Phiên và loan tin đến Dương Châu rằng đoàn người Trương Bảo Cao sang Thổ Phiên đã bị sơn tặc giết sạch. Tiết Bình buồn rầu và chuẩn bị dẫn thương đoàn sang Thổ Phiên lần nữa để mua chu sa. Tuy nhiên Yeom Mun mang theo khế ước mua bán chu sa của hắn với quan nhà Đường ở Thổ Phiên cho Tiết Bình xem. Tiết Bình phải ở lại Dương Châu đợi phá sản.

Trương Bảo Cao ở Thổ Phiên được người Tây Dương cứu và trở về thương đoàn Tiết Bình. Mọi người ở thương đoàn đều mừng rỡ và Trương Bảo Cao, Trịnh Niên, Thôi Võ Xương đi điều tra xem ai đã hãm hại thương đoàn của mình (vì sau vụ đó, các quan nhà Đường ở Thổ Phiên đều từ quan và đến Dương Châu mở khách điếm kinh doanh). Cuối cùng họ bắt được một viên quan nhà Đường ở Thổ Phiên từng bắt thương đoàn của Trương Bảo Cao. Các quan khác đều bị Yeom Mun thủ tiêu. Jami phu nhân thấy cơ hội tiêu diệt Lý Đạo Hình đã đến thì sai người mang bức tranh sơn thuỷ nổi tiếng từ thương đoàn Lý Đạo Hình nộp cho Tiết độ sứ tỉnh Giang Tô là Kim Thượng Quân (hoạn quan nhà Đường người Tân La). Tuy nhiên Tiết độ sứ tỉnh Giang Tô vẫn im lặng không hề bắt lấy Lý Đạo Hình vì Kim Thượng Quân là chỗ quen biết với Lý Đạo Hình.

Lý Đạo Hình đề cập với Jami phu nhân cho Yeom Mun kết hôn với tiểu thơ Jung Hwa. Jami phu nhân ngạc nhiên vì Lý Đạo Hình không hề có sự lo lắng gì và sai người đến Sở Châu gọi Jung Hwa về cho kết hôn với Yeom Mun.

Trương Bảo Cao và Trịnh Niên phát hiện Giám quan Jang Seong-pil của thương đoàn Tiết Bình có nhúng tay vào việc Thổ Phiên nên cho bắt giữ, phạt roi Jang Seong-pil. Trương Bảo Cao sau đó tha cho Jang Seong-pil, nói rằng sau này không ai được nhắc lại chuyện Jang Seong-pil phản bội thương đoàn nữa. Từ đây Jang Seong-pil hết mực trung thành với Trương Bảo Cao.

Triệu Tương Kiến biết Kim Thượng Quân là Tiết độ sứ tỉnh Giang Tô thì nói cho Trương Bảo Cao biết về quan hệ giữa Lý Đạo Hình với Kim Thượng Quân. Trương Bảo Cao nghe Triệu Tương Kiến kể về việc Kim Thượng Quân chuyên đi đánh bạc thua tiền nên lập kế hoạch dụ Kim Thượng Quân chơi bạc với Triệu Tương Kiến, còn Thôi Võ Xương giả làm chủ khách điếm thuộc quyền quản lý của vương phi nhà Đường. Kim Thượng Quân thua tiền rồi cứ viết giấy mượn tiền của Thôi Võ Xương. Khi tiền nợ lên cao, Trương Bảo Cao đến làm bộ cho Kim Thượng Quân mượn tiền trả nợ lại cho khách điếm của "vương phi nhà Đường" (khách điếm do Thôi Võ Xương làm chủ). Kim Thượng Quân phải theo ý của Trương Bảo Cao mà truy tội Lý Đạo Hình.

Lý Đạo Hình nghe tin thì dẫn thương đoàn rời khỏi Dương Châu trong đêm. Jami phu nhân vờ đem tiền cho Lý Đạo Hình để ông này đi trốn và Lý Đạo Hình giao lại quyền quản lý tất cả các cửa tiệm cho Jami phu nhân. Trương Bảo Cao dẫn hộ vệ thương đoàn Tiết Bình đuổi theo. Yeom Mun nghe nói Jung Hwa từ Sở Châu sắp về đến Dương Châu nên ở lại đón Jung Hwa. Trương Bảo Cao đến thì giao đấu với Yeom Mun, chém Yeom Mun bị thương ở tay. Yeom Mun lên ngựa chạy trốn đến một kỹ viện mà hắn thường đến để dưỡng thương.

Mùa xuân năm 815, Lý Đạo Hình dẫn thương đoàn lên tàu rời khỏi Dương Châu mà đến Sơn Đông, làm quân thương của Lý Sư Đạo. Jami phu nhân lúc này đã kiểm soát các cửa tiệm của Lý Đạo Hình ở Dương Châu và tiếp tục áp chế thương đoàn của Tiết Bình.

Kỹ nữ ở kỹ viện nơi Yeom Mun dưỡng thương tìm Jung Hwa và mời Jung Hwa đến chăm sóc cho Yeom Mun. Khi Yeom Mun khoẻ hơn thì định rời Dương Châu ra đi. Trương Bảo Cao bắt gặp và kề kiếm vào cổ Yeom Mun. Jung Hwa đến ngăn Trương Bảo Cao lại, nói rằng chính Yeom Mun ngày trước cứu chữa Trương Bảo Cao khi Trương Bảo Cao trúng độc phi tiêu. Trương Bảo Cao phải thả Yeom Mun đi.

Yeom Mun vẫn ở lại kỹ viện đó. Sau đó Yeom Mun tìm Jami phu nhân giúp hắn rời Dương Châu đến Sơn Đông theo Lý Sư Đạo. Jami phu nhân phái tiểu thơ Jung Hwa, Lý Mặc Bá, Lý Thuận Trấn giả là đi Tân La (thực ra là đến Sơn Đông gặp Lý Sư Đạo xin làm quân thương). Yeom Mun nấp phía sau xe ngựa của Jung Hwa mà rời Dương Châu.

Trên con thuyền, Yeom Mun lộ diện và nói cho Jung Hwa, Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn biết thuyền này không đi Tân La mà đến Sơn Đông gặp Lý Sư Đạo xin làm quân thương. Jung Hwa phải tuân theo và đến Sơn Đông.